Phân tích SWOT trong Marketing online

Phân tích SWOT  (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích trong việc xác định Điểm mạnhĐiểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội Nguy cơ của doanh nghiệp.

Sử dụng trong ngữ cảnh kinh doanh,nó giúp bạn hoạch định được thị trường một cách vững chắc.

Nội dung phân tích SWOT

Nội dung phân tích SWOT bao gồm 6 bước sau:
  1. Sản phẩm / dịch vụ: Bán cái gì? những đặc điểm hàng hóa dịch vụ bán là gì?
  2. Quá trình – Bán bằng cách nào, quy trình bán như thế nào?
  3. Khách hàng – Bán cho ai? ở đâu? đặc điểm khách hàng mua như thế nào? ai là người ảnh hưởng, ai là người quyết định tròn vấn đề mua hàng?
  4. Phân phối – Tiếp cận khách hàng bằng cách nào? quản lý chuổi cung ứng như thế nào?
  5. Tài chính – Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?
  6. Quản lý – Làm thế nào quản lý được tất cả những hoạt động đó?.

Ý nghĩa các thành phần

Điểm mạnh

Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm:
  • Trình độ chuyên môn
  • Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác
  • Có nền tảng giáo dục tốt
  • Có mối quan hệ rộng và vững chắc
  • Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
  • Có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc

Điểm yếu

Điểm yếu như:
  • Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.
  • Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
  • Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
  • Hạn chế về các mối quan hệ.
  • Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
  • Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.

Cơ hội

Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại cho bạn nhiều cơ hội thành công, bao gồm:
  • Các xu hướng triển vọng.
  • Nền kinh tế phát triển bùng nổ.
  • Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
  • Một dự án đầy hứa hẹn mà bạn được giao phó.
  • Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.
  • Sự xuất hiện của công nghệ mới.
  • Những chính sách mới được áp dụng.

Thách thức

Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp của bạn, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến của bạn. Các thách thức hay gặp là:
  • Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
  • Những áp lực khi thị trường biến động.
  • Một số kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời.
  • Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
  • Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân bạn.

Thực hiện mô hình SWOT như thế nào?


  1. Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.
  2. Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
  3. Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
  4. Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
  5. Phân tích ý nghĩa của chúng.
  6. Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
  7. Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến thành công.

Phân tích SWOT theo mô hình “7P” & “5T”

SWOT = SW (7P) + OT (5T).

SW (Internal) gồm 7P tức Bảy nhóm điểm mạnh (S) và ngược lại là Bảy nhóm điểm yếu (W); đây là phân tích nội tại doanh nghiệp, tức internal strength & weakness. Một Bảng câu hỏi khảo sát theo mô hình 7P tại doanh nghiệp sẽ do chuyên gia thiết lập phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh; sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn khảo sát nội bộ doanh nghiệp để thực hiện Báo cáo phân tích SW. 7P bao gồm:

(P1) Chiến lược Sản phẩm, Dịch vụ (Product);
(P2) Giá và chi phí, lợi ích kinh tế (Price);
(P3) Phân khối, Bán hàng (Place);
(P4) Quảng bá hình ảnh (Promotion);
(P5) People yếu tố Con người (People);
(P6) Quy trình Quản lý (Process);
(P7) Triết lý doanh nghiệp (Philosophy).

Đây là nhóm các yếu tố nội tại mà doanh nghiệp cỏ thể điều chỉnh, tự thay đổi.

Phần OT sẽ được thực hiện bằng cách khảo sát thị trường (external opportunity & threats) và dựa trên Mô hình 5 Trends (5 Xu hướng). Bằng nghiên cứu và kinh nghiệm marketing lâu năm, chuyên gia nhận định có 5 nhóm Xu hướng thường gặp, dựa vào đó Doanh nghiệp có thể tìm thấy 5 nhóm Cơ hội hoặc ngược lại là 5 nhóm Thách thức. 5 Trends bao gồm:

(T1) Kinh tế Vĩ mô;
(T2) Diễn biến Công nghệ ứng dụng;
(T3) Diễn biến thị trường, phân phối & bán lẻ;
(T4) Diễn biến chính sách toàn cầu hoá;
(T5) Xu hướng Truyền thông.

Đây là các nhóm yếu tố khách quan mà doanh nghiệp có thể nắm bắt hay phòng tránh.

Đăng nhận xét